Breaking News

Phương pháp đầu tư theo dòng tiền thông minh


Trong 10 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến quá trình tăng giá phi mã của rất nhiều cổ phiếu. Dựa vào thống kê định lượng của trên 1.000 trường hợp cổ phiếu tăng giá tốt nhất, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các cổ phiếu thành công đều có những điểm chung nhất định.
Những điểm chung này cũng hoàn toàn phù hợp với triết lý đầu tư của các phương pháp hàng đầu trên thế giới mà chúng tôi nghiên cứu như:
  • CANSLIM - William J. O’neil
  • Đầu tư tăng trưởng - Philip A. Fisher
  • VSA (Volume Spread Analysis) - Jesse Livermore, Richard Wyckoff
Từ sự nghiên cứu đó, chúng tôi đã xây dựng nên Phương pháp Đầu tư theo dòng tiền thông minh và Chiến lược Đầu tư chủ động là cách thức đầu tư toàn diện và vô cùng hiệu quả đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong quá trình xây dựng, chúng tôi luôn cố gắng hết sức trong việc thực hiện các tiêu chí sau:
  • Làm rõ bản chất vấn đề: đa số nội dung chúng tôi không đưa ra công thức ngay mà bắt đầu bằng việc phân tích triết lý gốc. Bạn phải hiểu được mọi thứ từ gốc rễ chứ không chỉ áp dụng một cách thụ động.
  • Khoa học thực chiến: không phải mọi kiến thức đầu tư đều được đưa vào mà phải có sự chọn lọc. Đó phải là những kiến thức thực chiến và được chúng tôi nghiên cứu một cách khoa học với số liệu cụ thể.
  • Đơn giản hóa: so với các quyển sách đầu tư dày cộm thì đây là tài liệu được trình bày ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Bạn không cần trở thành một thư viện kiến thức, điều Bạn cần là thực sự nắm rõ những kiến thức này và áp dụng một cách thành thạo trong thực tế đầu tư.
    "Tôi không sợ những kẻ tập một lần 10.000 cú đá, tôi chỉ sợ những kẻ tập 10.000 lần một cú đá” - Lý Tiểu Long.
  • Đầu tư chủ động: vấn đề của nhà đầu tư thường là hành động sai hoặc không hành động gì cả. Phương pháp này sẽ giúp Bạn hoàn toàn chủ động trong các quyết định đầu tư dựa trên hệ thống quy tắc đã được quy chuẩn.
Bạn hãy dành thời gian để nghiên cứu tài liệu quý giá này nhé.
Finbox

BẢN CHẤT CỦA THỊ TRƯỜNG

Để bước vào con đường đầu tư chứng khoán, Bạn cần hiểu được bản chất của thị trường. Đa số các nhà đầu tư thường mơ hồ về điều này dẫn đến những thương vụ đầu tư thất bại mà không rõ nguyên nhân.
“Trong đầu tư, Bạn thua lỗ chưa hẳn đã sai và Bạn có lãi chưa hẳn đã đúng”. Điều quan trọng là Bạn phải biết mình đang làm gì và vì sao?
Với Phương pháp Đầu tư theo dòng tiền thông minh, Bạn sẽ hiểu được những gì đang thực sự diễn ra.

Thông tin bất cân xứng

Hầu hết những thông tin có giá trị đều có những người đã biết từ trước và tận dụng chúng trong quá trình đầu tư. Những người này có thể là ban lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà đầu tư lớn hay các tổ chức quyền lực liên quan…
Bởi vậy mới có nhiều trường hợp cổ phiếu tăng giá mà Bạn không hiểu được lý do. Cho đến khi giá đã tăng gấp đôi, Bạn mới đọc được một vài tin tốt trên CafeF và hành động lúc này đã là quá muộn.
Nhiều người không hiểu điều này sẽ cho rằng đầu tư chứng khoán là trò chơi may rủi. Thị trường tuy hỗn độn và phức tạp nhưng nó rõ ràng dựa trên logic, chỉ là Bạn chưa biết rõ điều gì ẩn sau mỗi vận động đó mà thôi.

Dòng tiền thông minh

Bởi thông tin là bất cân xứng và những người đã biết từ trước thường có những lợi thế đặc biệt nên họ sẽ có xu hướng tạo lập để cổ phiếu vận động theo hướng có lợi nhất đối với họ.
Họ được gọi chung là Big Boys (BBs) và dòng tiền của họ là Dòng tiền thông minh (Smart Money).
  • Tên gọi khác:
    - Người khổng lồ, Nhà tạo lập…
    - Dòng tiền lớn, Dòng tiền tạo lập…
  • Lợi thế đặc biệt: biết trước thông tin, quy mô vốn lớn, trình độ đầu tư ở mức cao, có thể chi phối được vận động của cổ phiếu…
Dòng tiền thông minh luôn âm thầm hành động trước đa số các nhà đầu tư. Quá trình này (quá trình tạo lập) được hiểu đơn giản qua 3 bước:
  • Gom hàng (Tích lũy): âm thầm gom cổ phiếu khi giá rẻ và chưa ai biết tin tốt.
  • Đẩy giá (Bùng nổ): mua mạnh và sử dụng các chiêu thức đẩy cổ phiếu lên mức giá cao tạo sự chú ý đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
  • Thoát hàng (Phân phối): bơm dần các tin tốt ra công chúng để các nhà đầu tư nhỏ lẻ hưng phấn nhảy vào mua, trong khi đó từ từ bán ra chốt lời.

Quá trình tạo lập cổ phiếu VCB (đồ thị tuần)
Điều tốt là với quy mô vốn lớn thì hành động của họ thường để lại dấu vết và các nhà đầu tư hoàn toàn có thể dựa vào chúng để đi theo dấu chân người khổng lồ từ đó kiếm được lợi nhuận.

Bạn không cần phải đúng 100%

Trong đầu tư, Bạn không nhất thiết phải đúng 100% để có được lợi nhuận tốt. Điều này thật sự rất khó khăn và gây áp lực cho việc hành động. Chỉ cần đúng 3 trong 5 thương vụ đầu tư và cắt lỗ sớm với 2 thương vụ còn lại, Bạn đã có được khoản lợi nhuận tuyệt vời.
Ngay cả Warren Buffett cũng không hoàn hảo, hãy làm quen với những sai lầm và học hỏi từ chúng. Không cần dặt vặt mỗi khi bỏ lỡ một cơ hội nào đó. Đừng để những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến việc đầu tư của Bạn.
Và cuối cùng thì đúng hay sai không quan trọng, cái chính là kiếm được bao nhiêu khi đúng và mất bao nhiêu khi sai.

Kẻ thù lớn nhất chính là cảm xúc

Khi Bạn đã đạt được một trình độ kiến thức nhất định, Bạn sẽ bước sang một thử thách tiếp theo mà ngay cả các chuyên gia đầu tư với nhiều năm kinh nghiệm cũng vẫn phải đối mặt. Đó chính là cảm xúc - kẻ thù lớn nhất của mọi nhà đầu tư.
Có thể nói, chúng ta thua lỗ đơn giản bởi chúng ta là con người với rất nhiều cảm xúc, sự thiếu quyết đoán, bị chi phối bởi lòng tham cùng nỗi sợ hãi.
Cổ phiếu khi bắt đầu đi lên từ nền tảng tích lũy gốc với mức giá rẻ lại thường ít được chú ý, đôi khi bị phớt lờ. Nhưng khi nó đã tăng quá nhiều, Bạn có thể sẽ rơi vào trạng thái FOMO - hội chứng lo sợ bỏ lỡ cơ hội và bắt đầu mua vào bằng mọi giá. Ngay lúc đó cổ phiếu quay đầu.
Thị trường giảm khi ta đang vui và không nỡ bán ra khi những tín hiệu bán đã vô cùng rõ ràng. Dù thị trường chỉ có 10 mã sinh lời trong một giai đoạn nào đó, chúng ta thường nhìn 10 mã đó với sự nuối tiếc thay vì nhìn vào tỷ lệ 1%.
Vậy nên, cách để chiến thắng thị trường chỉ có thể là bạn phải chiến thắng bản thân mình trước. Hãy học những cỗ máy, chúng không có cảm xúc mà chỉ làm theo những quy tắc đã được quy chuẩn. Bạn hãy học cách kiểm soát cảm xúc, luôn kỷ luật và hành động lạnh lùng như một cỗ máy.

PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ

Tổng quan về phương pháp

Phương pháp Đầu tư theo dòng tiền thông minh là một phương pháp kết hợp toàn diện giữa phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và chiến lược đầu tư chủ động với 3 bước:
1. Lựa chọn cổ phiếu
2. Xác định tín hiệu
3. Kiểm soát hành động
(Cơ bản)
(Kỹ thuật)
(Chiến lược)
Cốt lõi của Phương pháp là việc nắm bắt hành động của Dòng tiền thông minh từ đó đi theo và kiếm được lợi nhuận. Việc đi theo này hoàn toàn dựa trên những dấu vết đã được nghiên cứu gọi là Dấu chân người khổng lồ.
Song song với đó là Chiến lược Đầu tư chủ động nhằm giảm thiểu rủi ro và kiểm soát cảm xúc con người, là vấn đề thường dẫn đến những hành động sai lầm.
Tất cả những yếu tố trên tạo thành một Hệ thống Quy tắc đầu tư tiêu chuẩn và nhiệm vụ của Bạn là cố gắng hành động đúng theo những quy tắc đó.

Triết lý đầu tư

Đi theo dòng tiền thông minh

Sự lựa chọn của dòng tiền thông minh hiếm khi thiếu chính xác bởi họ có những lợi thế đặc biệt.
Tuy nhiên, Bạn cũng có những lợi thế của riêng mình. Chẳng hạn như sự linh hoạt trong việc mua vào hay bán ra mà không ảnh hưởng đến vận động của cổ phiếu. Hoặc Bạn có nhiều sự lựa chọn hơn, trong khi họ chỉ có thể tập trung vào cổ phiếu mà họ tạo lập.
Bởi chúng ta đi theo dòng tiền thông minh, hãy lựa chọn những Big Boys thực sự lớn, thực sự thông minh và thực sự tín nhiệm. Hãy tìm kiếm những trận đấu lớn, Bạn mới có nhiều cơ hội hơn trong đó.

Xác định dấu chân người khổng lồ

Dù hành động của dòng tiền thông minh là vô cùng khôn ngoan và có thể chi phối được vận động của cổ phiếu nhưng những hành động đó không thể quá lệch so với thứ còn lớn hơn rất nhiều đó chính là quy luật cung - cầu.
Thâm chí, càng khôn ngoan thì họ lại càng tuân thủ quy luật đó. Bởi vậy, việc xác định dấu chân người khổng lồ không phải điều gì quá khó khăn. Sự vận động của giá và khối lượng chính là biểu hiện rõ nhất mà chúng ta có thể nắm bắt thông qua các mẫu hình kỹ thuật.
Có một mẫu hình kinh điển, chúng tôi gọi là King of Pattern đó là Bùng nổ trên một nền tảng. Đây là mẫu hình mà hầu hết các cổ phiếu sẽ phải trải qua khi chính thức bước sang một kênh xu hướng mới, tăng hay giảm giá.

Mẫu hình “bùng nổ trên nền tảng” của VPB
Đây cũng là mẫu hình có nhiều dạng biến thể bởi không như các mẫu hình chỉ kết hợp 2 - 3 nến (phiên giao dịch), Bùng nổ trên một nền tảng sử dụng cả một chuỗi nến ít nhất 3 tháng để thấy được toàn bộ quá trình vận động.
Đó chính là dấu chân người khổng lồ.

Đầu tư kết hợp & trung hạn

Đã có nhiều tranh luận xoay quanh việc đầu cơ ngắn hạn hay đầu tư dài hạn là tốt.
Việc đầu cơ ngắn hạn chỉ sử dụng phân tích kỹ thuật sẽ dẫn đến việc Bạn hoàn toàn có thể mắc bẫy của những đội lái. Họ đủ khả năng thao túng giá cổ phiếu của những doanh nghiệp nhỏ và yếu kém, vẽ chart tạo thành một bức tranh tăng giá ảo nhưng trông có vẻ tiềm năng.
Việc đầu tư dài hạn lại thường chỉ sử dụng phân tích cơ bản. Liệu Bạn có thể đồng hành cùng doanh nghiệp trong 3 - 5 năm tới mà không thèm quan tâm đến những biến động giá trên thị trường? Tương lai là bất định, nhiều doanh nghiệp đang ở trên đỉnh cao hoàn toàn có thể sụp đổ trong vài năm tới.
Trên thế giới, Yahoo là một ví dụ còn ở Việt Nam có thể thấy trường hợp của Hoàng Anh Gia Lai.
Vậy tại sao không kết hợp giữa cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật? Lấy ưu điểm của phương pháp này bổ sung cho nhược điểm của phương pháp kia.
Trên thế giới, nhiều nhà đầu tư vĩ đại như Warren Buffett, George Soros… quá nổi tiếng với triết lý đầu tư mang thương hiệu của họ nhưng về bản chất, hệ thống quy tắc đầu tư của họ vẫn là sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau.
Với cách thức kết hợp này, thời gian đầu tư nên là trung hạn (trung bình từ 3 - 6 tháng). Đây cũng là khoảng thời gian đủ cho một nhịp tăng 50% - 100% của cổ phiếu và phù hợp với đa số các nhà đầu tư tại Việt Nam.

Hành động như một cỗ máy

Các nhà đầu tư mới thường cảm thấy thích thú với những biến động thị trường và để cảm xúc cuốn theo từng đợt tăng/giảm của cổ phiếu. Khi hưng phấn, họ nhìn đâu cũng thấy cơ hội nhưng khi tinh thần đi xuống lại nhìn đâu cũng thấy rủi ro.
George Soros từng nói “đầu tư thực sự lại là một công việc nhàm chán”.
Bạn buộc phải tuân thủ những quy tắc cố định ngày qua ngày. Chỉ cần Bạn để cảm xúc ảnh hưởng dẫn đến một sai lầm nhỏ, hoàn toàn có thể dẫn đến cả chuỗi sai lầm kế tiếp theo hiệu ứng Domino. Các nhà đầu tư lão luyện đều rất hiểu điều này.
Máy móc thì không hề có cảm xúc, sự thiếu quyết đoán hay bị chi phối bởi lòng tham và nỗi sợ hãi. Việc của nó là hành động dựa trên những quy tắc đã được quy chuẩn. Khi bạn đã có được hệ thống quy tắc đầu tư tiêu chuẩn, hãy tin tưởng và hành động lạnh lùng như một cỗ máy, đừng như một nghệ sĩ.

BƯỚC 1: LỰA CHỌN CỔ PHIẾU

Sử dụng phân tích cơ bản để lựa chọn cổ phiếu đúng khẩu vị dòng tiền thông minh không phải là quá phức tạp. Tuy nhiên, vì thông tin là bất cân xứng nên Bạn khó lòng chắc chắn đâu sẽ là cổ phiếu sẽ tăng ngay trong con sóng sắp tới.
Sẽ dễ dàng hơn thay vì chọn ngay một cổ phiếu hãy thiết lập một danh mục theo dõi các cổ phiếu đáp ứng được những tiêu chí tốt nhất. Đây sẽ là danh mục chờ và ngay khi xuất hiện tín hiệu mua ở cổ phiếu nào, Bạn hãy mua cổ phiếu đó.

Tiêu chí lựa chọn

Có 2 loại cổ phiếu mà dòng tiền thông minh thực sự ưa thích đó là cổ phiếu dẫn đầu và cổ phiếu tăng trưởng.
Với quy mô vốn lớn, những Người khổng lồ khôn ngoan nhất rất hiếm khi chơi những trận nhỏ. Dòng tiền thông minh thường chọn những cổ phiếu có vốn hoá và thanh khoản đủ lớn để giải ngân, đủ tín nhiệm để tránh các rủi ro.
Đây thường là cổ phiếu của những doanh nghiệp đầu ngành với khả năng tăng trưởng mạnh mẽ. Những doanh nghiệp này đã giữ được vị thế của mình trong nhiều năm thì khả năng cao sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Điều này trái ngược hẳn với những doanh nghiệp nhỏ, thua lỗ, yếu kém… Những doanh nghiệp này có thể vẫn đang sống được trong hiện tại nhưng rất khó trụ vững trong 3 - 5 năm tới trước áp lực cạnh tranh từ chính những doanh nghiệp đầu ngành.
Một yếu tố nữa là những doanh nghiệp đầu ngành thì càng có nhiều tin tốt nên thường được chọn để tạo lập. Ở khía cạnh khác, những cổ phiếu không được dòng tiền thông minh lựa chọn thường biến động rất lộn xộn do không có sự tạo lập và mức độ tín nhiệm cũng không cao, Bạn sẽ gặp nhiều rủi ro khó lường trước.

Cổ phiếu dẫn đầu

  • Cổ phiếu dẫn đầu là cổ phiếu nắm giữ những vị thế tốt nhất trong một phân khúc ngành nào đó dựa trên các tiêu chí như:
    • Vốn hóa.
    • Thị phần.
    • Hiệu quả kinh doanh.
    • Lợi thế cạnh tranh.
    • Năng lực lãnh đạo.
  • Với mỗi ngành cụ thể, top 3 cổ phiếu đầu ngành thường là cổ phiếu dẫn đầu.
  • Một số nhà đầu tư cho rằng cổ phiếu dẫn đầu sẽ khó tăng mạnh do quy mô lớn và đã tăng nhiều trước đó nhưng thống kê thực tế cho thấy chúng thường sẽ tăng giá tốt nhất trong ngành.

Cổ phiếu tăng trưởng

  • Cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu có sự phát triển liên tục được thể hiện qua các tiêu chí như:
    • Doanh thu.
    • Lợi nhuận.
    • Thị phần.
  • Tốc độ tăng trưởng được đề xuất là ≥ 25% và đặc biệt quan tâm đến các cổ phiếu có sự tăng trưởng đột biến ≥ 50% trong 2 quý gần nhất so với 2 quý cùng kỳ năm ngoái.
  • Sự tăng trưởng nếu đã được chứng minh trong khoảng thời gian dài (≥ 2 năm) thì nhiều khả năng sẽ tiếp diễn trong tương lai.

Quy tắc lựa chọn cổ phiếu

Xếp hạng cổ phiếu (Rating)

Dựa trên dữ liệu cơ bản của các doanh nghiệp, chúng ta xếp hạng cổ phiếu thành các nhóm như sau:
Rating
Nền tảng cơ bản và vị thế
Doanh thu và lợi nhuận 2 quý gần nhất
A+
Dẫn đầu
Tăng mạnh
A
Dẫn đầu
Ít thay đổi
A-
Dẫn đầu
Giảm mạnh
B+
Tầm trung
Tăng mạnh
B
Tầm trung
Ít thay đổi
B-
Tầm trung
Giảm mạnh
C+
Nhỏ
Tăng mạnh
C
Nhỏ
Ít thay đổi
C-
Nhỏ
Giảm mạnh
Trong đó:
  • Nền tảng cơ bản và vị thế:
    • Cổ phiếu Rating A thường có vốn hóa ≥ 1,000 tỷ.
    • Cổ phiếu Rating C thường có vốn hóa ≤ 350 tỷ.
    • Các chỉ số cơ bản như ROE, biên lợi nhuận, thị phần, độ tín nhiệm doanh nghiệp… cũng là các yếu tố để đánh giá.
    • Các ngành quá nhỏ hoặc làm ăn kém hiệu quả thì không có cổ phiếu Rating A.
  • Doanh thu và lợi nhuận 2 quý gần nhất:
    • Cổ phiếu tăng trưởng (+) thường có doanh thu và lợi nhuận 2 quý gần nhất tăng trưởng trên 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
    • Cổ phiếu suy giảm (-) thường có doanh thu và lợi nhuận 2 quý gần nhất suy giảm trên 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Rating của ngành Ngân hàng

Cổ phiếu tiêu chuẩn

Bạn phải có những tiêu chí cụ thể để lựa chọn cổ phiếu một cách nhất quán. Khi đã lựa chọn được những cổ phiếu nào là cổ phiếu tiêu chuẩn, tuyệt đối không mua những cổ phiếu ngoài tiêu chuẩn đó.
Cổ phiếu tiêu chuẩn của Finbox là những cổ phiếu thỏa mãn các tiêu chí sau:
  • Phải là các cổ phiếu được Rating A+, A, B+, B.
  • Vốn hóa ≥ 500 tỷ.
  • ROE ≥ 10% thể hiện khả năng sinh ra lợi nhuận của doanh nghiệp cao.
  • TB GTGD ≥ 2 tỷ (trung bình giá trị giao dịch 20 phiên gần nhất).

Danh mục cổ phiếu tiêu chuẩn 

Cổ phiếu top 50

  • Phải là cổ phiếu tiêu chuẩn.
  • Được chấm điểm đồng thời các yếu tố sau:
    • Nền tảng cơ bản và vị thế doanh nghiệp.
    • ROE trong 2 năm gần nhất.
    • Biên lợi nhuận.
    • Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong 2 quý gần nhất.
    • Khả năng quản trị.
    • Tín nhiệm từ các quỹ.
    • Có yếu tố mới như sản phẩm mới, lãnh đạo mới, thị trường mới… góp phần tạo sự đột biến cho doanh nghiệp.
  • Sau khi chấm điểm, các cổ phiếu sẽ được sắp xếp từ Top 01 đến Top 50.

Danh mục cổ phiếu top 50 Finbox

BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH TÍN HIỆU

Sau khi sử dụng phân tích cơ bản để thiết lập một danh mục theo dõi các cổ phiếu đáp ứng được những tiêu chí tốt nhất, Bạn hãy sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định dấu chân người khổng lồ.
Mặc dù Bạn vẫn có thể áp dụng những lý thuyết phân tích kỹ thuật này cho mọi loại cổ phiếu, nhưng hãy nhớ lựa chọn những cổ phiếu tiêu chuẩn để nâng cao xác suất chiến thắng.
Những cổ phiếu yếu kém, lái lởm mà không có sự tạo lập của dòng tiền thông minh thì dù đúng mẫu hình nhưng luôn có những rủi ro bất định (độ nhiễu). Đừng vì ấn tượng với một vài trường hợp “ăn bằng lần” mà quên mất những mối hiểm họa có thể đến bất cứ lúc nào.

Gom hàng (Tích lũy)

Trước khi cổ phiếu bắt đầu quá trình tăng giá, dòng tiền thông minh thường đã biết trước mọi thứ nên sẽ âm thầm gom hàng ở mức giá tốt. Quá trình gom hàng sẽ để lại dấu vết là một Nền tảng tích lũy.

Nền tảng tích lũy

Nền tảng tích lũy là một chuỗi các phiên giao dịch với biên độ co hẹp (nhìn đơn giản là chuỗi các cây nến nhỏ với trên 70% chỉ tăng/giảm trong biên độ +/- 2%) đi kèm là thanh khoản cạn kiệt.
Trong quá trình cổ phiếu đi lên, thường sẽ xuất hiện nhiều nền tảng tích lũy. Nền tảng tích lũy gốc thường kéo dài từ 3 - 6 tháng, thậm chí cả năm. Các nền tảng tích lũy phía trên thường ngắn hơn, kéo dài từ 1 - 3 tháng.
Hình thái vận động của một nền tảng tích lũy tốt nhất là đi ngang nhưng vẫn có thể là đi lên hoặc đi xuống.

Nền tảng “tích lũy gốc” và “tích lũy phía trên” của SDI

Nền tảng tích lũy chặt chẽ

Nền tảng tích lũy càng kéo dài với biên độ càng co hẹp thì mức độ tăng giá về sau càng lớn, ta gọi đó là Nền tảng tích lũy chặt chẽ. Sở dĩ có được điều này là bởi với thời gian càng lâu thì số đông nhà đầu tư cá nhân càng không đủ kiên trì để nắm giữ cổ phiếu và sẽ sớm bị thanh lọc (rũ bỏ).
Trong khi đó, dòng tiền thông minh vẫn sẽ âm thầm gom hàng. Thời gian gom hàng càng lâu càng chứng tỏ tiềm năng của cổ phiếu phải đủ lớn để họ bỏ ra từng đó thời gian, công sức và vốn liếng…
Thông thường, với những cổ phiếu có nền tảng tích lũy gốc kéo dài từ 6 - 12 tháng thì cổ phiếu có thể tăng 50 - 100%. Dòng tiền thông minh hiếm khi tạo lập một cổ phiếu chỉ để tăng 10 - 20%.
Để xác định tín hiệu Tích lũy chặt chẽ, Bạn có thể sử dụng chỉ báo Nền tảng trên Phần mềm .

“Nền tảng tích lũy chặt chẽ” kéo dài 2 năm của DMC

Đẩy giá (Bùng nổ)

Sau khi gom đủ lượng hàng cần thiết hoặc không thể gom thêm do chẳng còn ai bán giá tốt nữa (thanh khoản cạn kiệt), dòng tiền thông minh sẽ bắt đầu mua vào ồ ạt ở các mức giá cao hơn tạo thành những phiên bùng nổ trên nền tảng với khối lượng đột biến.
Đây là dấu hiệu để Bạn có thể mua theo. Những điểm bùng nổ đầu tiên từ nền tảng tích lũy sẽ là điểm mua chuẩn bởi cổ phiếu thường sẽ bước vào kênh xu hướng tăng ngay sau đó.
Điều này có lợi hơn việc mua tại nền tảng tích lũy. Mặc dù, Bạn có thể phải mua ở mức giá cao hơn vài % nhưng không phải chờ đợi quá lâu (từ vài tháng đến cả năm) để dòng tiền thông minh hoàn thành quá trình gom hàng và đẩy giá.

Quá trình “bùng nổ trên nền tảng” của KDH

Thoát hàng (Phân phối)

Sau giai đoạn bùng nổ, cổ phiếu bước vào kênh xu hướng tăng kéo theo ngày càng nhiều các nhà đầu tư chú ý mua vào khiến thanh khoản tăng dần.
Khi đạt vùng giá mục tiêu, dòng tiền thông minh sẽ bắt đầu bán ra. Lúc này thanh khoản đã ở mức cao kết hợp cùng một vài tin tốt được bơm ra công chúng giúp việc thoát hàng trở nên thuận lợi.
Nền tảng vận động lúc này trở nên lỏng lẻo với các dấu hiệu sau:
  • Cổ phiếu trải qua nhịp chạy nước rút (giá tăng nhanh bất thường) nhưng đang có dấu hiệu chững lại.
  • Các phiên giao dịch có biên độ rộng, thất thường kéo theo khối lượng lớn.
  • Xuất hiện những phiên đứt gãy kênh xu hướng với khối lượng lớn.
Đây là dấu hiệu để Bạn có thể bán theo. Trong nhiều trường hợp, cổ phiếu có thể chưa giảm ngay, thậm chí tăng thêm vài % nữa nhưng việc chốt lời không bao giờ là sai.
Nếu thực sự cổ phiếu còn khả năng lên tiếp, Bạn vẫn còn phải chờ đợi rất lâu để những nền tảng tích lũy chặt chẽ mới được hình thành, lúc đó Bạn mua lại cũng không muộn.

Quá trình “thoát hàng” tại vùng đỉnh của DXG

Xác định xu hướng

Sự vận động trong chứng khoán thường đi theo xu hướng một cách quán tính trong thời gian không ngắn. Nếu không có biến động gì đặc biệt, cổ phiếu thường sẽ tiếp diễn xu hướng đã hình thành trước đó (áp dụng được với cả chỉ số thị trường).
Xu hướng vận động có 3 dạng: TĂNG, TRUNG LẬP và GIẢM. Cách hiệu quả nhất để xác định xu hướng của cổ phiếu là sử dụng các đường trung bình:
  • Trong một kênh xu hướng TĂNG, đường giá thường vận động trên đường xu hướng MA20.
  • Trong một kênh xu hướng GIẢM, đường giá thường vận động dưới đường xu hướng MA20.
  • Khi bắt đầu có sự thay đổi xu hướng, đường giá thường thường vận động một cách bất định so với đường xu hướng MA20 >>> kênh xu hướng TRUNG LẬP.
enter image description here
Quá trình vận động theo xu hướng của VNM
Để xác định xu hướng cổ phiếu, Bạn có thể sử dụng chỉ báo Xu hướng trên Phần mềm Finbox.

Phân tích thị trường

Thị trường chung là tổng hòa của hàng trăm cổ phiếu trên sàn tuy nhiên nó bị chi phối bởi nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn chiếm trọng số trong cách tính VN-INDEX. Mặc dù vậy, 80% cổ phiếu vẫn đi theo xu hướng thị trường nên Bạn cần phải nắm bắt rõ để hành động.

Mô hình cân bằng đối xứng

Thị trường chung vận động theo mô hình cân bằng đối xứng với các đặc điểm sau:

Quá trình vận động với 4 giai đoạn chính của thị trường
Vùng đáy
Vùng đỉnh
Đa số các cổ phiếu biến động trong biên độ hẹp, chặt chẽ.Đa số các cổ phiếu biến động trong biên độ lớn, lỏng lẻo.
Nhiều cổ phiếu đã có giai đoạn tích lũy chặt chẽ.Nhiều cổ phiếu đã có giai đoạn chạy nước rút.
Thanh khoản rất thấp.Thanh khoản rất lớn.
Tâm lý chán nản, sợ hãi.Tâm lý hưng phấn, tự tin.
Kênh xu hướng tăng
Kênh xu hướng giảm
Chỉ số bắt đầu vận động trên đường xu hướng MA20.Chỉ số bắt đầu vận động dưới đường xu hướng MA20.
Nhiều cổ phiếu cho điểm mua từ nền tảng tích lũy chặt chẽ.Nhiều cổ phiếu cho điểm bán từ nền tảng vận động lỏng lẻo.
Thanh khoản tăng dần.Thanh khoản giảm dần.
Tâm lý bắt đầu tốt dần lên.Tâm lý bắt đầu xấu dần xuống.

Xác định xu hướng thị trường hiện tại

Thông thường, một sóng tăng hay sóng giảm tại thị trường chứng khoán Việt Nam kéo dài từ 3 - 7 tháng. Trong quá trình đó, sẽ có những đoạn điều chỉnh (với sóng lên) hay hồi phục (với sóng xuống).
Bạn không cần cố gắng trading tại những đoạn đó vì chúng chỉ mang tính chất nhất thời. Việc đơn giản hơn là hãy xác định xu hướng hiện tại. Nếu không có biến động gì đặc biệt, thị trường sẽ tiếp diễn xu hướng đã hình thành trước đó.
Khi xác định được xu hướng hiện tại, Bạn cần điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục về mức phù hợp:
Vùng đáy
Vùng đỉnh
Chưa cần vội vàng mua sớm, cơ hội tốt nhất sẽ dần lộ diện.Bán dần các cổ phiếu xuất hiện tín hiệu điểm bán.
Tỷ lệ cổ phiếu ≤ 1/3.Tỷ lệ cổ phiếu ≤ 1/3.
Kênh xu hướng tăng
Kênh xu hướng giảm
Mua và nắm giữ các cổ phiếu xuất hiện tín hiệu điểm mua.Đứng ngoài thị trường tránh các rủi ro bất định.
Tỷ lệ cổ phiếu ≥ 2/3.Tỷ lệ cổ phiếu = 0.

Quy tắc điểm mua - điểm bán


Tín hiệu điểm mua - điểm bán của VNM

Điểm mua SMALL BUY

  • Cổ phiếu đã hình thành nền tảng tích lũy chặt chẽ và cho dấu hiệu kích hoạt một xu hướng tăng ở mức độ tích cực.
  • Giá cổ phiếu thường break out lên trên một ngưỡng kháng cự nào đó:
    • Giá tăng tích cực ≥ 2%.
    • Khối lượng ≥ TB KLGD 20 phiên gần nhất.
  • Tỷ lệ giải ngân đề xuất: 1/3 lượng dự kiến.

Điểm mua BIG BUY

  • Cổ phiếu đã hình thành nền tảng tích lũy chặt chẽ và cho dấu hiệu kích hoạt một xu hướng tăng ở mức độ bùng nổ.
  • Giá cổ phiếu thường break out lên trên một ngưỡng kháng cự nào đó:
    • Giá tăng bùng nổ ≥ 4%.
    • Khối lượng đột biến ≥ 150% TB KLGD 20 phiên gần nhất.
  • Tỷ lệ giải ngân đề xuất: 2/3 lượng dự kiến.

Tín hiệu điểm mua của MWG

Điểm bán SMALL SELL

  • Cổ phiếu đã bước vào kênh xu hướng tăng nhưng đang suy yếu và có dấu hiệu thay đổi xu hướng sang đi ngang hoặc đi xuống.
  • Giá cổ phiếu thường break down xuống dưới một ngưỡng kháng cự nào đó:
    • Giá giảm tiêu cực ≤ -2%.
    • Khối lượng lớn.
  • Tỷ lệ chốt bán đề xuất: 1/3 lượng dự kiến.

Điểm bán BIG SELL

  • Cổ phiếu đã bước vào kênh xu hướng tăng nhưng đang suy yếu và có dấu hiệu đứt gãy xu hướng sang đi ngang hoặc đi xuống.
  • Giá cổ phiếu thường break down xuống dưới một ngưỡng kháng cự nào đó:
    • Giá giảm mạnh ≤ -4%.
    • Khối lượng ≥ TB KLGD 20 phiên gần nhất.
  • Tỷ lệ chốt bán đề xuất: 2/3 lượng dự kiến.

Tín hiệu điểm bán của KSB
Để xác định tín hiệu Điểm mua - điểm bán cổ phiếu Bạn có thể sử dụng chỉ báo Tín hiệu trên Phần mềm Finbox.

Các ví dụ điển hình

Điểm mua


Tín hiệu điểm mua của HBC

Tín hiệu điểm mua của VCS

Tín hiệu điểm mua của APC

Tín hiệu điểm mua của VNM

Tín hiệu điểm mua của SHS

Tín hiệu điểm mua của CVT

Điểm bán


Tín hiệu điểm bán của CVT

Tín hiệu điểm bán của HBC

Tín hiệu điểm bán của KSB

Tín hiệu điểm bán của PNJ

Tín hiệu điểm bán của VNM

Tín hiệu điểm bán của FCN

BƯỚC 3: KIỂM SOÁT HÀNH ĐỘNG

Xin nhắc lại rằng trong đầu tư chứng khoán, Bạn không nhất thiết phải đúng 100% để có được lợi nhuận tốt. Chỉ cần đúng 3 trong 5 thương vụ đầu tư và cắt lỗ sớm với 2 thương vụ còn lại, Bạn đã có được khoản lợi nhuận tuyệt vời.
Đầu tư chứng khoán có tính xác suất, Bạn vẫn có thể thua lỗ ngay cả khi mọi phân tích có vẻ đã hoàn chỉnh. Ngoài ra, chính bản thân Bạn trong quá trình đầu tư sẽ không ít lần “không nghe lời” và hành động sai lầm.
Bởi vậy, đừng kỳ vọng mọi thứ phải 100% theo ý mình. Thay vào đó, Bạn cần một Chiến lược đầu tư chủ động để có thể kiểm soát hành động và cân bằng lợi nhuận - rủi ro.

Chiến lược đầu tư chủ động

Chiến lược đầu tư chủ động là tập hợp các quy tắc kiểm soát hành động giúp Bạn hoàn toàn chủ động trong mỗi quyết định đầu tư; không còn bị chi phối bởi cảm xúc hay sự thiếu quyết đoán; từ đó nâng cao xác suất chiến thắng mà vẫn giảm thiểu được rủi ro.
Bước tiếp theo sẽ làm gì? Bạn phải luôn trả lời được câu hỏi đó. Các dự đoán tương lai có thể đúng hoặc sai nhưng bạn phải vạch trước cho mình những phương án hành động cụ thể.

Kiểm soát cảm xúc

Trong đầu tư, hãy tắt hoàn toàn mọi dây thần kinh cảm xúc. Đừng bao giờ lắng nghe nó mà hãy lắng nghe hệ thống quy tắc đầu tư của Bạn.
Hãy nhớ rằng “đầu tư thực sự lại là một công việc nhàm chán”. Hãy hành động lạnh lùng như một cỗ máy, đừng như một nghệ sĩ.

Đầu tư theo danh mục 3 - 5 mã

Nếu chỉ có 1 mã trong danh mục, Bạn sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn vào mã đó. Bạn sẽ quá vui mừng khi cổ phiếu tăng giá hoặc quá chán nản khi cổ phiếu giảm giá khiến việc kiểm soát cảm xúc trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Nếu có quá nhiều mã trong danh mục, bạn sẽ khó có đủ năng lực và sự kiểm soát tốt đối với từng mã.
Vậy nên hãy cân bằng trong một danh mục 3 - 5 mã.

Bài học cắt lỗ

Nên nhớ rằng “mọi khoản lỗ 50% đều bắt đầu từ những khoản lỗ 20%, và những khoản lỗ 20% đều bắt đầu từ những khoản lỗ 10%”.
Bạn sẽ cần vạch ra mức cắt lỗ và khi chạm mức cắt lỗ đó nghĩa là thương vụ đầu tư của Bạn đang có vấn đề ở đâu đó. Hãy kỷ luật và triệt để cắt lỗ sớm với mức lỗ tối đa từ 7 - 8%.
Định kỳ sau một khoảng thời gian, Bạn cũng cần cơ cấu lại danh mục bằng việc bán nhanh những cổ phiếu thua lỗ (cổ phiếu yếu) và bán chậm những cổ phiếu có lãi (cổ phiếu mạnh).

Tôn trọng xu hướng thị trường

“Chỉ khi thủy triều rút mới biết ai ở truồng”. Khi thị trường đi lên, ai cũng là chuyên gia, nhưng khi mọi thứ đảo chiều có đến 95% nhà đầu tư bắt đầu thua lỗ. Việc đầu tư từ lãi sang lỗ không phải điều hiếm gặp.
Bởi vậy, không phải lúc nào Bạn cũng cần có mặt trên thị trường. Mỗi năm chỉ cần kiếm tiền trong 1, 2 con sóng tăng đã là quá đủ. Hãy kiên nhẫn đứng ngoài và chờ đợi cơ hội.
“Đừng cố chống lại xu hướng thị trường vì nó lớn hơn Bạn rất nhiều”.

Quy tắc T+5

Sau các điểm mua chuẩn, cổ phiếu vẫn có thể điều chỉnh ở những phiên sau đó nhưng đa số sẽ có phiên tích cực tiếp theo trong phạm vi T+5 (tính 5 phiên sau điểm mua chuẩn).
Trường hợp vi phạm quy tắc T+5 có thể cân nhắc bán dần cổ phiếu với tỷ lệ đề xuất 1/3 lượng dự kiến.

Quy tắc hành động muộn trong biên an toàn

Biên an toàn là vùng giới hạn (thông thường có biên độ từ 10 - 15%) quanh nền tảng tích lũy (đối với điểm mua) và quanh vùng đỉnh (đối với điểm bán) được xác định để tránh việc mua/bán muộn.
Bạn chỉ nên mua/bán muộn trong biên an toàn sau tối đa 3 phiên với biên độ +/- 4% so với điểm mua/điểm bán chuẩn.
Các tín hiệu Điểm mua - điểm bán trên Phần mềm Finbox đều đã được tích hợp sẵn Biên an toàn

Điểm mua muộn trong biên an toàn của VGC

BỘ QUY TẮC ĐẦU TƯ MẪU

Sau khi đã nắm đươc toàn bộ kiến thức trong Phương pháp Đầu tư theo dòng tiền, Bạn cần tóm tắt chúng lại thành một Bộ quy tắc đầu tư mẫu ngắn gọn và đầy đủ để có thể sử dụng bất cứ lúc nào.
Dưới đây là Bộ quy tắc đầu tư mẫu của Finbox để Bạn tham khảo:

Bước 1: Lựa chọn cổ phiếu

  1. Chỉ lựa chọn các cổ phiếu tiêu chuẩn:
    • Cổ phiếu được Rating A+, A, B+, B.
    • Vốn hóa ≥ 500 tỷ.
    • ROE ≥ 10%.
    • TB GTGD ≥ 2 tỷ.
  2. Ưu tiên cổ phiếu dẫn đầu và cổ phiếu tăng trưởng:
    • Top 3 doanh nghiệp dẫn đầu ngành.
    • Tăng trưởng ≥ 25% trong 2 quý gần nhất so với cùng kỳ năm ngoái.
    • Ưu tiên những sự tăng trưởng đột biến ≥ 50%.
  3. Tìm hiểu về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm vừa qua. Sự tăng trưởng nếu đã được chứng minh trong khoảng thời gian dài (≥ 2 năm) thì nhiều khả năng sẽ tiếp diễn trong tương lai.
  4. Tìm hiểu xem doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh gì đặc biệt? Có yếu tố mới như sản phẩm mới, lãnh đạo mới, thị trường mới… hay không?

Bước 2: Xác định tín hiệu

  1. Xác định xu hướng thị trường hiện tại để điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục. Đứng ngoài khi thị trường downtrend.
  2. Tìm kiếm những nền tảng tích lũy thực sự chặt chẽ thể hiện dòng tiền thông minh đang gom hàng.
  3. Mua/bán tại 1 - 2 điểm mua/điểm bán chuẩn với tỷ lệ 1/3 - 2/3 lượng dự kiến. Nếu lỡ hành động muộn vẫn phải trong biên an toàn.
  4. Nếu thuận lợi, hãy nắm giữ cổ phiếu theo trend trung hạn (trung bình từ 3 - 6 tháng).

Bước 3: Kiểm soát hành động

  1. Đầu tư theo danh mục 3 - 5 mã.
  2. Cân nhắc bán cổ phiếu nếu không thấy sự tích cực tiếp theo sau T+5 từ điểm mua chuẩn.
  3. Kỷ luật cắt lỗ với mức lỗ tối đa từ 7 - 8%.
  4. Không bao giờ để cảm xúc chi phối, hãy hành động lạnh lùng như một cỗ máy.

Chúc Bạn đầu tư thành công!

No comments